empty
 
 

Công thức và cài đặt chỉ báo RSI: mô tả, điều chỉnh và ứng dụng

Chỉ báo kĩ thuật RSI là một chỉ số biến động theo giá và giao động trong khoảng từ 0 đến 100. RSI được xây dựng bởi Wilder, ông khuyến nghị dùng RSI 14 ngày. Sau một thời gian sử dụng, chỉ số RSI được dùng phổ biến ở khung thời gian 9 và 25 ngày. Một trong những phương pháp phân tích RSI phổ biến nhất là tìm một điểm phân kì mà tại đó mức giá chạm mốc cực đại mới và RSI không vượt qua được mốc cực đại trước đó. Điểm phân kì này cũng là tín hiệu cho thấy sắp có sự đảo chiều. Nếu RSI giảm và xuống dưới mức đáy trước đó thì có nghĩa là RSI vừa hoàn thành một “failure swing” (phân kì âm). Failure swing xác nhận một sự đảo chiều mới sắp xảy ra.

Các RSI sau được phân biệt thành:

Các Đỉnh và Đáy Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối thường được hình thành ở mức trên 70 và dưới 30. Chúng thường vượt mức đỉnh và đáy trên đồ thị giá;

Dạng Đồ Thị RSI thường có các dạng đồ thị như đầu và vai hoặc tam giác, có thể nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được trên biểu đồ giá;

Phân kì âm (Xuyên qua hay phá vỡ Hỗ Trợ hoặc Kháng Cự) Đây là nơi mà RSI vượt qua mức đỉnh hoặc xuống dưới mức đáy trước đó;

Các mức Hỗ Trợ và Kháng Cự Các mức hỗ trợ và kháng cự được biểu thị trên đồ thị RSI rõ hơn là trên biểu đồ giá.

Phân Kì Phân kì xảy ra khi mức giá chạm đỉnh hoặc đáy mới nhưng lại không được thể hiện bằng một đỉnh hoặc đáy mới trên đồ thị RSI. Giá thường có xu hướng biến động cùng chiều với RSI.

Cách tính

RSI = 100-(100/(1+U/D))

Trong đó:
U - là trung bình của số lần giá thay đổi tăng;
D - là trung bình của số lần giá thay đổi giảm.

   Trở về danh sách các chỉ báo   
Trở về danh sách các chỉ báo
Không thể nói chuyện ngay bây giờ?
Đặt câu hỏi của bạn trong phần trò chuyện.